Một trong những loại vải được người tiêu dùng quan tâm và yêu thích hiện nay là vải đũi. Vậy vải đũi là gì?Có nên dùng vải đũi lụa không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Nội dung tóm tắt
Vải lụa đũi là gì?
Vải lụa đũi là một trong những loại vải mới xuất hiện nhờ sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp may mặc. Lụa đũi ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày một cao của chúng ta.
Vải lụa đũi hay còn có tên gọi khác là Lụa Tussah. Lụa đũi được dệt từ sợi tơ thô to kết hợp sợi tơ tằm dâu nhỏ chất lượng. Trước đó, vải đũi lụa nó chỉ có màu sắc đơn giản, không có họa tiết như các loại vải đũi, lụa. Nhưng giờ đây thì lụa đũi cũng có những sản phẩm có họa tiết và màu sắc hơn.
Đũi lụa được in hoặc thêu nhiều hoa văn cá tính, đẹp mắt từ đơn giản cho đến hiện đại nhằm tạo sự đa dạng, phong phú hơn cho chất liệu vải lụa đũi.
Nguồn gốc của vải lụa đũi
Nguồn gốc của vải lụa đũi xuất phát từ vải đũi (được xem là một loại lụa tơ tằm) kết hợp với vải lụa. Sản phẩm vải đũi lụa là sự kết hợp hoàn hảo, loại bỏ những khuyết điểm nhất định giữa 2 sản phẩm vải đũi và vải lụa.
Chất vải đũi chính là họ hàng với vải lụa tơ tằm do nó được làm từ những sợi tơ nhưng thô và kém chất lượng hơn lụa. Điểm khác biệt giữa 2 loại vải chính là trong quá trình chọn lọc những sợi tơ thì các sợi tơ mịn, nhỏ đều và đạt chất lượng để làm lụa cao cấp. Còn những sợi to, thô không đạt chất lượng sẽ được dùng để dệt vải đũi hay còn được gọi là sợi đũi.
Cả 2 loại vải đũi và vải lụa đều là những loại vải xuất hiện trên thị trường rất lâu đời. Nhưng vải đũi lụa lại khác vì đây là sản phẩm vải mới, xuất hiện trên thị trường để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Hiện nay chúng ta gần như không thể xác định được chúng xuất hiện từ khi nào. Đũi lụa hiện nay đã trở thành sản phẩm không thể thiếu nhờ những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại.
Quy trình sản xuất vải lụa đũi
Vì đũi lụa cũng là sản phẩm được sản xuất từ tơ tằm, kết hợp giữa vải lụa và đũi nên nhìn chung quy trình sản xuất của loại vải này giống với vải đũi hay vải lụa.
Bước 1: Nấu sợi từ tơ tằm
Quy trình sản xuất vải lụa đũi được thực hiện theo những công đoạn khá truyền thống. Vải được dệt trực tiếp từ đũi tằm và tơ tằm.
Đối với các sợi tơ tằm nhỏ, sẽ được nấu và sơ chế theo quy trình sản xuất của lụa. Còn với lụa thô hay còn gọi là đũi tằm sẽ được nấu kỹ hơn để sợi kén mềm ra giúp quy trình kéo sợi dễ dàng, nhanh hơn.
Bước 2: Kéo thành sợi
Sau khi sợi đũi tằm được nấu kỹ, các thợ dệt sẽ dùng tay để kéo thành sợi vải trong một chậu nước. Công đoạn này gọi là kéo cũi và đây được xem là quy trình quan trọng nhất trong quy trình sản xuất vải.
Quá trình kéo sợi vải lụa tơ tằm tương tự như sợi vải đũi nhưng đòi hỏi kỹ thuật và sự khéo léo hơn. Ở công đoạn này, 2 sợi vải lụa và vải đũi vẫn được tách riêng biệt.
Bước 3: Phơi sợi đũi lụa
Sau khi kéo xong sợi, đũi và lụa sẽ được kéo guồng lại từng vun và đem đi phơi khô cho đến sợi vải khô hoàn toàn. Lúc này, người thợ sẽ mang sợi vải vào và tiến hành công đoạn tiếp theo.
Lưu ý trong công đoạn phơi sợi không được để nắng quá gắt hoặc bị ướt mưa. Bởi vậy, ngày nay đa phần công đoạn phơi sợi này được phơi trong nhà kín với nhiệt độ môi trường lý tưởng nhằm giúp sợi vải mau khô hơn.
Bước 4: Dệt vải đũi lụa
Sau khi phơi khô, thợ hoặc các thiết bị máy móc sẽ dệt thành vải lụa đũi, lúc này các sợi đũi và tơ lụa sẽ được kết hợp với nhau với tỉ lệ nhất định và tạo thành sản phẩm. Từ những mảnh vải, họ chế tạo thành những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của chúng ta.
Bước 5: Nhuộm vải đũi lụa
Sau khi dệt ra vải lụa đũi màu trắng ngà. Nên người ta thường sẽ nhuộm màu, in hoa văn hoặc thêu lên vải. Chất liệu dùng để nhuộm vải có thể từ các sản phẩm có trong tự nhiên hoặc những hóa chất có trong ngành may mặc.
Hy vọng thông qua bài viết này giúp bạn có thêm được kiến thức hữu ích về đũi lụa cũng như giải đáp được những thắc mắc của bạn. Vì đây là vải kết hợp từ 2 loại vải tự nhiên nên nó cũng rất thích hợp sử dụng cho em bé hoặc các bạn có làn da mẫn cảm, dễ bị kích ứng.