Đàn ông mặc váy là gì? Hiện nay xu hướng đàn ông mặc váy ngày càng tăng, tuy nhiên nó còn khá xa lạ với nhiều nước. Để tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này!
Nội dung tóm tắt
Đàn ông mặc váy là gì?
Lịch sử chứng minh những chiếc váy không khiến đàn ông đánh mất đi sự mạnh mẽ của mình. Từ thuở sơ khai, đàn ông Ai Cập cổ đại đã đóng khố, quấn khăn.
Trang phục togas là biểu tượng cho đẳng cấp, địa vị của người La Mã và Hy Lạp. Từ thế kỷ 16, đàn ông Scotland đã mặc váy.
Ở Phương Đông, nam giới của nhiều quốc gia như Ấn Độ hay Myanmar đã mặc váy và áo choàng dài cho đến ngày nay. Còn tại bộ lạc Wodaabe ở Niger, chiếc váy thậm chí là biểu tượng cho sự mạnh mẽ của cánh mày râu trong các lễ hội truyền thống.
Xem thêm: Người béo đi giày gì
“Theo thời gian, chúng ta thấy rằng nam giới phải tuân theo những quan niệm khá hạn chế về ý nghĩa của việc trở thành một người đàn ông thực thụ”.
Nhưng vốn dĩ nam tính, cũng giống như nữ tính, không được xác định bởi một loại quần áo nào cả. Bản sắc giới là sự lựa chọn cá nhân.
Chính vì vậy, Harry Styles hay bất kỳ người đàn ông nào cũng đều có thể tự do mặc những gì mình thích mà không cần lo lắng người khác đánh giá về độ “chuẩn men” của họ.
Styles từng nhiều lần nói bản thân yêu thích việc phá bỏ những định kiến về giới trong thời trang đến mức nào. Khi cởi bỏ những thứ quần áo chỉ dành cho nam hay chỉ dành cho nữ, anh cảm thấy như đang loại bỏ rào cản trong cuộc sống của chính mình.
Những ý kiến đồng tình khi đàn ông mặc váy
– “Tôi thấy họ bản lĩnh vì dám vượt lên những chuẩn mực của xã hội để thể hiện cá tính của mình, họ mặc vậy cũng chả ảnh hưởng đến ai. Còn những ai phê phán họ thì cũng chả sao cả, có câu này rất hay ‘Họ cười tôi vì tôi khác họ. Tôi cười họ vì họ quá giống nhau’”.
– “Có gì đâu. Thật ra ngay đa số những nước Đông Nam Á như Myanmar, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Brunei đều có phong tục đàn ông mặc váy longyi hay sarong đó thôi. Đàn ông Scotland cũng mặc váy kilt”.
– “Người đẹp thì mặc gì cũng đẹp, miễn họ thấy thoải mái không ảnh hưởng đến ai là được”.
– “Mặc váy cũng được có gì đâu nhưng mặc quần đùi ở trong”.
– “Mặc sao chẳng được miễn không ở truồng ra đường”.
Quan điểm không đồng tình khi đàn ông mặc váy
– “Ôi Trời, tôi đang đọc cái gì vậy”
– “Tui lạy các bác ạ!”
– “Đàn ông mặc váy nghe thì nhiều nhưng Việt Nam, tôi cho kẹo cũng chẳng ai dám mặc”.
– “Các ông thích thể hiện cá tính thì cứ thoải mái thôi, nhưng nó không hề đẹp đâu”.
– “Xong luôn, sẽ rồi mặc khố luôn chứ váy là bước khởi đầu cho sự quay về cội nguồn trong cái gọi là bình đẳng giới tính?”
Xem thêm: Những người béo đẹp nhất thế giới hiện nay
– “Ít nhất trong vấn đề kinh tế thì cũng tiết kiệm được khối tiền vì mua cái váy về 2 vợ chồng mặc chung (đùa vậy thôi) chứ tôi nghĩ đàn ông chính hiệu thì sẽ không ai đi ăn mặc kiểu này để gọi là phá cách cả”
– “Nhìn đàn ông Scotland mặc váy Kilt trông ngộ nghĩnh là nam tính, còn nhìn mấy anh chàng này mặc vày thì…trời đất quỷ thần ơi”.
– “Mặc váy, mắc xà-rông thì cũng không có gì là lạ lẫm cả. Nhưng quan điểm “rào cản giới tính sụp đổ” thì nghe không vô. Mỗi giới có một đặc thù riêng, có giới hạn riêng của mình.
Làn sóng đàn ông mặc váy
Với sự phát triển ngày càng đa dạng của ngành thời trang, nhiều quan niệm truyền thống dần bị gỡ bỏ, đồng nghĩa với việc ranh giới giữa trang phục dành cho nam và nữ cũng không còn rõ rệt như xưa.
Khi nữ giới nói rằng họ có thể mặc suit hay phong cách menswear xuống phố thì đàn ông cũng vậy. Chẳng lý do gì ngăn cản nam giới khoác lên mình những items vốn được cho là dành cho phái đẹp.
Vào thế kỷ 12, đàn ông đã mặc váy trong các hoạt động thể thao. Trước hết là tính thực tế của món đồ này giúp cho việc chiến đấu dễ dàng và may váy đơn giản hơn phom dáng quần rất nhiều.
Trên đây là những thông tin về đàn ông mặc váy tôi muốn gửi đến bạn đọc, hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc!